1. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được HĐNĐ tỉnh giao tại Nghị quyết số 60/NQ-HĐND (có kèm theo trên trực liên thông văn bản) đến các cơ quan, đơn vị, địa phương và Nhân dân trong phạm vi quản lý.
- Đảm bảo hoạt động ổn định của các thôn, tổ dân phố như hiện nay; thực hiện rà soát, đánh giá việc sáp nhập, sắp xếp các thôn, tổ dân phố về kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, bất cập; rà soát đối chiếu quy định về quy mô số hộ gia đình ở các thôn, tổ dân phố, các trường hợp nằm tách biệt, điều kiện đi lại khó khăn, phức tạp; những nơi có nhu cầu bức thiết trong việc đổi tên thôn, tổ dân phố… báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Thực hiện việc phân bổ, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí hoạt động ở thôn, tổ dân phố; việc chi trả chế độ đối với người hoạt động không chuyên trách, người tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố theo đúng quy định của pháp luật hiện hành
- UBND các huyện Tiên Phước, Đông Giang, Nam Giang căn cứ vào quy định tại Thông tư số 05/2022/TT-BNV ngày 23/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố khẩn trương rà soát các thôn thuộc thị trấn chưa được chuyển đổi thành tổ dân phố, báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) trước ngày 28/02/2023 để tiến hành việc chuyển đổi. Sau khi có Quyết định chuyển đổi của Chủ tịch UBND tỉnh, tiếp tục lập hồ sơ đề nghị phân loại đối với các tổ dân phố này theo quy định.
2. Sở Nội vụ
- Trên cơ sở báo cáo của UBND cấp huyện, tổng hợp đề xuất, kiến nghị của địa phương liên quan đến việc chia tách, sáp nhập thôn, tổ dân phố để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định phù hợp, đồng bộ chủ trương của Trung ương về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và quy mô thôn, tổ dân phố theo quy định tại Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố và tình hình thực tiễn của từng địa phương.
- Tổng hợp nhu cầu đổi tên thôn, tổ dân phố trên địa bàn toàn tỉnh, lập hồ sơ tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định.
- Trong thời gian chờ Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố, không tham mưu UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định liên quan đến tổ chức, chế độ chính sách các chức danh ở thôn, tổ dân phố.
- Sau khi Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 34/2019/NĐ-CP, nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền ban hành các chế độ, chính sách đối với đội ngũ người hoạt động ở thôn, tổ dân phố đảm bảo đúng quy định, phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương; đồng thời, xây dựng khung bố trí kiêm nhiệm các chức danh ở thôn, tổ dân phố phù hợp đặc thù khu vực, vùng miền.
- Tổng hợp, thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định phân loại thôn, tổ dân phố; quyết định chuyển đổi từ thôn thành tổ dân đối với các xã đã thành lập đơn vị hành chính đô thị theo quy định.
3. Sở Tài chính
- Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra UBND cấp huyện, cấp xã trong việc phân bổ, quản lý, sử dụng và thực hiện thanh quyết toán kinh phí hoạt động ở thôn, tổ dân phố tại các xã, phường, thị trấn; việc chi trả chế độ đối với người hoạt động không chuyên trách, người tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố đảm bảo đúng quy định pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện tăng cường kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản công, trong đó có các nhà văn hóa thôn, tổ dân phố sau sắp xếp, sáp nhập, tránh để xảy ra tình trạng dôi dư, lãng phí.